Một tiêu đề ấn tượng và thu hút là yếu tố quan trọng nhất giúp thu hút khách hàng đến với bài viết của bạn. Tuy nhiên, để đặt được một tiêu đề hiệu quả thì không phải là chuyện đơn giản. Với công cụ ChatGPT hoàn toàn có thể hỗ trợ bạn tạo ra những tiêu đề cực kỳ nổi bật chỉ với vài câu lệnh đơn giản. Dưới đây là 4 câu lệnh Chat GPT viết tiêu đề "cực đỉnh" giúp tăng tỷ lệ nhấp chuột và thu hút, khiến khách hàng phải đọc bài của bạn ngay lập tức!
Tầm quan trọng của tiêu đề bài viết
Tiêu đề chính là chìa khóa dẫn tới các trang web bởi không chỉ tiêu đề điều hướng người dùng tìm đến và đọc nội dung bài viết mà đôi khi tiêu đề chính là lý do chính để người dùng của trang đó yêu thích bài viết của bạn.
Nhiều người dùng không thực sự đọc toàn bộ bài viết mà chỉ lướt qua tiêu đề và yêu thích bài viết đó chỉ bởi “tiêu đề hay”. Điều này tưởng chừng là không có nhiều ý nghĩa, tuy nhiên đây lại chính là cách để giúp bài viết trở nên viral và đạt được lượng traffic cao.
Người đọc thường sẽ cân nhắc có nên đọc bài viết của bạn không dựa trên phần lớn vào tiêu đề bài viết, do vậy, nếu không đặt cho bài viết của mình một tiêu đề thu hút thì bạn đang lãng phí thời gian vào bài viết của chính mình. Một tiêu đề được tạo nên với ngôn từ độc đáo, sáng tạo sẽ là một điểm nhấn giúp thu hút nhiều người hơn đọc bài viết của bạn.
Trên thực tế, chúng ta dễ dàng lướt qua hàng trăm bài viết trên các nền tảng mạng xã hội, tìm thấy hàng nghìn bài viết thông qua các từ khóa trên Google... Vì vậy, người đọc thường phải cân nhắc để lựa chọn ra bài viết đáng để đọc thông qua tiêu đề bài viết. Một tiêu đề hay sẽ giống như một chiếc “quảng cáo mini” giúp thu hút toàn bộ bài viết của bạn.
Bên cạnh đó, từ ngữ được sử dụng trong tiêu đề có sức mạnh lớn hơn tất cả phần còn lại trong bài viết khi được phân loại bởi Google và các công cụ tìm kiếm khác. Nếu bạn mong muốn bài viết của mình được lọt vào top tìm kiếm thông qua keyword, hãy đảm bảo rằng tiêu đề đã bao gồm keyword đó bởi công cụ sẽ phân loại bài viết thông qua tiêu đề của bài viết và đường link dẫn tới page (URL).
Chat GPT là gì?
ChatGPT có tên đầy đủ là Chat Generative Pre-training Transformer, đây là một chatbot AI do OpenAI tạo ra và phát triển. ChatGPT được xây dựng dựa trên công nghệ ngôn ngữ GPT-3.5, một dòng mô hình ngôn ngữ lớn (language models) của OpenAI.
Để đào tạo GPT, các nhà khoa học OpenAI đã thu thập một lượng lớn văn bản do con người viết từ Wikipedia, bách khoa toàn thư, các tờ báo lớn và các nguồn thông tin công khai khác, lên tới hàng trăm triệu tài liệu.
Sau đó, họ làm sạch và chọn nội dung trước khi giao nó cho mô hình AI để đọc và đào tạo nhiều lần. Bằng cách đọc khối dữ liệu này, mô hình AI sẽ học được các lớp nghĩa đằng sau các từ và cụm từ, và càng đọc nhiều, nó càng xây dựng được nhiều lớp nghĩa hơn.
Chat GPT tổng hợp thông tin từ vô vàn các nguồn khác nhau và tự đào sâu tìm hiểu nhiều tầng nghĩa từ những thông tin đó, được coi là một trong những mô hình ngôn ngữ tiên tiến nhất hiện nay với khả năng tự động học và làm việc với các loại dữ liệu lớn. Nó được trang bị các tính năng nổi bật như tự động hóa hội thoại, trả lời câu hỏi, tạo câu trả lời tự động và cải thiện khả năng tự học của mô hình.
Hiểu một cách đơn giản thì ChatGPT chính là một AI (Trí tuệ nhân tạo) có thể trả lời các câu hỏi về mọi lĩnh vực mà bạn đưa ra dưới dạng mô phỏng một cuộc trò chuyện, đối thoại. Và không chỉ đưa ra những câu trả lời thông thường, Chat GPT có thể viết thư, làm thơ, soạn nhạc, làm luận văn và thậm chí là sửa lỗi lập trình…
ChatGPT cho phép bạn có thể trò chuyện như con người, và điều đặc biệt hơn là nó có khả năng tương tác ở dạng các cuộc hội thoại, đàm thoại tương tự như cách hai con người với nhau. Điều này làm cho hầu hết người dùng vô cùng ngạc nhiên.
Chính vì vậy mà ngay sau khi ra mắt vào tháng 11/2022, Chat GPT đã ngay lập tức thu hút được đông đảo sự chú ý của công chúng và được sử dụng phổ biến cho đến ngày nay.
Những ưu và nhược điểm của Chat GPT
Ưu điểm và ứng dụng đáng chú ý của Chat GPT
Một trong những ưu điểm chính của ChatGPT là khả năng tạo ra cuộc trò chuyện giống con người dựa trên những truy vấn hoặc câu lệnh do người dùng đặt. Nó tương tự như trợ lý ảo Siri của Apple và Alexa của Amazon. Với kỹ thuật tạo ngôn ngữ tiên tiến, ChatGPT có thể cung cấp cuộc trò chuyện hấp dẫn người dùng với nhiều thông tin về các chủ đề khác nhau.
Bên cạnh đó, nhờ được xây dựng dựa trên công nghệ ngôn ngữ GPT-3.5, một trong những hệ thống AI quan trọng nhất từng được sản xuất, nên chất lượng của các văn bản do ChatGPT tạo ra rất gần gũi, khó phân biệt được có phải do con người viết hay không.
ChatGPT cũng được biết đến với tính linh hoạt cao. Nó có thể viết nội dung tương tự các copywriter AI thương mại. Các thí nghiệm đã chỉ ra rằng nó thậm chí có thể sáng tác nhạc, viết truyện ngắn, làm thơ, tạo outline cho những nhà sáng tạo nội dung, tóm tắt, tổng hợp và giải thích chi tiết từng phần trong bài viết. Một ứng dụng thú vị khác của ChatGPT là nó có thể viết và gỡ lỗi cho các chương trình máy tính.
Một ưu điểm khác của ChatGPT là khả năng học hỏi và thích nghi với bối cảnh mới. ChatGPT có thể lưu giữ thông tin từ các cuộc trò chuyện trước đó và sử dụng thông tin đó để tạo ra phản hồi phù hợp và được cá nhân hoá. Điều này cho phép nó cung cấp trải nghiệm người dùng tự nhiên và trực quan hơn.
Bên cạnh đó, ChatGPT luôn được cải tiến thông qua đào tạo tích cực bằng cách sử dụng học tập có giám sát và tăng cường. Người dùng có thể đồng ý hoặc không đồng ý với phản hồi của ChatGPT, đồng thời cung cấp phản hồi bổ sung để chỉnh sửa thông tin.
Điểm hạn chế của Chat GPT
Mặc dù có rất nhiều tính năng và ứng dụng hữu ích, nhưng ChatGPT vẫn còn một số hạn chế nhất định. Đôi khi, ChatGPT không thể tạo ra các phản hồi hoàn hảo, nó có thể đưa ra những phản hồi không chính xác và mơ hồ. Các văn bản bề ngoài có vẻ hợp lý nhưng thực chất lại sai lệch thông tin hoặc vô nghĩa. Hơn nữa khi cần lấy thông tin từ ChatGPT thì nó không cung cấp nguồn tài liệu tham khảo, trích dẫn. Vì thế khi sử dụng ChatGPT, cần cẩn thận hoặc kiểm tra tính chính xác của thông tin.
Một số nguyên nhân thường gặp gây ra câu trả lời sai lệch là do hạn chế thông tin về sự kiện. Bên cạnh đó, câu trả lời của ChatGPT còn có thể bị ảnh hưởng bởi câu hỏi đầu vào vì chất lượng câu hỏi đầu vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng câu trả lời. ChatGPT cũng không thể đưa ra câu trả lời cho những câu hỏi quá cụ thể, chi tiết và dài dòng. Bởi những lý do trên, khi sử dụng ChatGPT, người dùng cần cẩn thận và xác minh lại tính chính xác của thông tin.
Ngoài ra, ChatGPT có tác động tiềm ẩn đến quyền riêng tư của người sử dụng. Vì nó có thể lưu giữ thông tin từ các cuộc trò chuyện trước đó nên đây có thể là vấn đề đáng lo ngại về cách nó sẽ sử dụng những dữ liệu cá nhân thu thập được. Các nhà phát triển và người sử dụng ChatGPT cần xem xét cẩn thận việc này.
4 câu lệnh “cực đỉnh” lại đơn giản cho Chat GPT viết tiêu đề hiệu quả
1. Công Thức 1: Từ Thôi Miên + Lợi Ích Sản Phẩm/Dịch Vụ
Prompt Chung:
"Viết 5 tiêu đề quảng cáo ngắn gọn cho [sản phẩm/dịch vụ], sử dụng các từ thôi miên, và làm nổi bật lợi ích chính của sản phẩm/dịch vụ. Tiêu đề cần kích thích sự tò mò và mong muốn tìm hiểu của khách hàng mục tiêu."
Ví dụ: "Viết 5 tiêu đề quảng cáo cho khóa học tiếng Anh giao tiếp, sử dụng từ thôi miên như "bí quyết", "hiệu quả ngay lập tức". Tiêu đề cần thu hút người đi làm muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp tiếng Anh của mình."
2. Công Thức 2: Từ Thôi Miên + Lợi Ích Sản Phẩm/Dịch Vụ + Đối Tượng Nhắm Đến
Prompt Chung:
"Viết 5 tiêu đề quảng cáo ngắn gọn cho [sản phẩm/dịch vụ], sử dụng các từ thôi miên, làm nổi bật lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, và nhắm đến [đối tượng khách hàng]. Tiêu đề cần cá nhân hóa để tạo cảm giác sản phẩm/dịch vụ dành riêng cho họ."
Ví dụ: "Viết 5 tiêu đề quảng cáo cho chương trình giảm cân, sử dụng từ thôi miên như "bí mật", "hiệu quả ngay lập tức", nhắm đến phụ nữ sau sinh. Tiêu đề cần tạo cảm giác chương trình này được thiết kế riêng để giúp họ lấy lại vóc dáng."
3. Công Thức 3: Từ Thôi Miên + Lợi Ích Sản Phẩm/Dịch Vụ + Đối Tượng Nhắm Đến + KOL
Prompt Chung:
"Viết 5 tiêu đề quảng cáo ngắn gọn cho [sản phẩm/dịch vụ], sử dụng các từ thôi miên, làm nổi bật lợi ích của sản phẩm/dịch vụ, nhắm đến [đối tượng khách hàng], và bao gồm tên của [KOL] để tăng độ tin cậy. Tiêu đề cần tạo ra sự uy tín và thuyết phục khách hàng."
Ví dụ: "Viết 5 tiêu đề quảng cáo cho sản phẩm vitamin tổng hợp, sử dụng từ thôi miên như "bí quyết", "sức khỏe toàn diện", nhắm đến người trung niên, với sự góp mặt của bác sĩ dinh dưỡng nổi tiếng. Tiêu đề cần làm nổi bật độ tin cậy của sản phẩm và thu hút người dùng."
4. Công Thức 4: Từ Thôi Miên + Lợi Ích Sản Phẩm/Dịch Vụ + Đối Tượng Nhắm Đến + KOL + Nỗi Đau Khách Hàng
Prompt Chung:
"Viết 5 tiêu đề quảng cáo ngắn gọn cho [sản phẩm/dịch vụ], nhắm đến [đối tượng khách hàng], sử dụng các từ thôi miên, làm nổi bật lợi ích của sản phẩm, bao gồm tên của [KOL], và gợi lên nỗi đau hoặc vấn đề mà khách hàng đang gặp phải. Tiêu đề cần tạo cảm giác cấp thiết và thúc đẩy khách hàng hành động ngay."
Ví dụ: "Viết 5 tiêu đề quảng cáo cho sản phẩm trị mụn, nhắm đến tuổi teen, sử dụng từ thôi miên như "bí quyết", "hết mụn ngay", và có sự góp mặt của beauty blogger nổi tiếng. Tiêu đề cần gợi lên nỗi lo về da mụn của các bạn trẻ và khuyến khích họ hành động ngay."