Xu hướng hành vi mua sắm đối với các doanh nghiệp cuối năm 2024

logo sota
Kỹ thuật: 028 6279 8839
Kế toán: 096 2630 824
Xu hướng hành vi mua sắm đối với các doanh nghiệp cuối năm 2024
16-01-2025
|
Admin
|
Lượt xem: 1041
Mùa mua sắm cuối năm 2024 sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp bứt phá doanh thu nếu có sự chuẩn bị đúng đắn và nhạy bén với xu hướng tiêu dùng.
 
Nội dung

     

    Mùa mua sắm cuối năm luôn là thời điểm quan trọng đối với các doanh nghiệp, với hàng loạt cơ hội để bứt phá doanh thu. Từ Black Friday, Cyber Monday, đến Giáng Sinh và Tết Dương lịch, người tiêu dùng sẵn sàng chi tiêu mạnh tay cho các sản phẩm và dịch vụ. Tuy nhiên, để nắm bắt được cơ hội này, doanh nghiệp cần dự đoán chính xác xu hướng tiêu dùng và chuẩn bị sản phẩm phù hợp, đặc biệt cần triển khai chiến dịch Marketing đúng kênh.

    Sự phát triển của nền kinh tế số trong năm 2024 - 2025

    Trong năm vừa qua đã chứng kiến hành vi của người tiêu dùng kỹ thuật số đang thay đổi nhanh hơn bao giờ hết. Cụ thể, những gì người tiêu dùng muốn, nơi họ muốn và thời điểm họ muốn truy cập vào các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp liên tục thay đổi.

    Khi chúng ta đi sâu hơn vào năm 2024, hành vi của người tiêu dùng tiếp tục phát triển mạnh mẽ dưới ảnh hưởng của các chuyển đổi kỹ thuật số đang diễn ra, các mối quan tâm về môi trường toàn cầu và động lực thị trường thay đổi. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này có thể là do ngày càng nhiều người sử dụng thương mại điện tử, dịch vụ trực tuyến và thanh toán kỹ thuật số khi nước ta tiếp tục áp dụng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế.

    Việt Nam tự hào có:

    - 78,44 triệu người dùng Internet tại Việt Nam, trong đó tỷ lệ truy cập ở mức 79,1%

    - 72,30 triệu người dùng mạng xã hội trong tháng 1 năm 2024, tương đương 73,3% tổng dân số 

    - Tổng cộng có 168,5 triệu kết nối di động hoạt động ở Việt Nam, con số này tương đương với 169,8% tổng dân số.

    Cùng với 98% người lớn hơn 15 tuổi trở lên sở hữu điện thoại thông minh. Quyền truy cập kỹ thuật số gần như phổ cập này chuyển đổi cách thức hoạt động của doanh nghiệp và cách người tiêu dùng tương tác với nền kinh tế, đặc biệt là ở các khu vực thành thị.

    Bên cạnh tỷ lệ truy cập internet cao, nước ta tiếp tục đạt được tiến bộ trong việc tiếp cận tài chính toàn diện, với 77,41% người từ 18 tuổi trở lên có tài khoản ngân hàng vào năm 2024. Sự gia tăng về mức độ thâm nhập ngân hàng này nhấn mạnh những nỗ lực mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính, được hỗ trợ bởi việc áp dụng ngày càng nhiều các hình thức thanh toán kỹ thuật số. 

    Thanh toán kỹ thuật số đã trở nên phổ biến, với gần 40% người tiêu dùng sử dụng ứng dụng ngân hàng cho các giao dịch mua mới nhất của họ. Sự thay đổi này đã giúp mở rộng khả năng hòa nhập tài chính, đặc biệt là ở các khu vực thành thị nơi thương mại hiện đại đã có những bước tiến đáng kể. Shopee thống trị bối cảnh thương mại điện tử, nhưng TikTok đang nhanh chóng nổi lên như một đối thủ mạnh mẽ trên thị trường kỹ thuật số, đặc biệt là trong thương mại xã hội.

    Sự gia tăng của trải nghiệm mua sắm trực tuyến

    Trong thời đại số hóa hiện nay, mua sắm trực tuyến không ngừng phát triển và cải tiến nhanh để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về sự tiện lợi và tính tương tác. Những xu hướng mới như việc phát triển website, ứng dụng các nền tảng giải trí, hoạt động livestream và các công nghệ tiên tiến đã tạo ra sự thay đổi lớn trong cách mọi người tiếp cận và thực hiện mua sắm hiệu quả.

    Với khả năng tạo ra nội dung sáng tạo và tương tác trực tiếp với khách hàng, các website và các nền tảng mạng xã hội đã giúp các doanh nghiệp tiếp cận một cách hiệu quả hơn và mang lại trải nghiệm mua sắm thú vị cho người tiêu dùng. Điều này đã trở thành một cầu nối quan trọng giữa giải trí và thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường khả năng số hóa và phát triển bền vững.

    Xu hướng mua sắm trực tuyến tiếp tục bùng nổ trong những năm gần đây và mùa mua sắm cuối năm 2024 sẽ không phải ngoại lệ. Các website bán hàng, các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tik Tok Shop, và cả các mạng xã hội như Facebook, Instagram đang trở thành những "siêu thị online" khổng lồ. Điểm đặc biệt của xu hướng này là người tiêu dùng mong muốn có trải nghiệm mua sắm liền mạch qua nhiều kênh, từ cửa hàng vật lý, trực tuyến đến các nền tảng mạng xã hội.

    Cùng với sự phát triển về công nghệ như trí tuệ nhân tạo (AI) đã và đang được ứng dụng rộng rãi để nâng cao trải nghiệm mua sắm. AI giúp tối ưu hóa quá trình tìm kiếm sản phẩm, đưa ra các gợi ý mua sắm phù hợp với từng người tiêu dùng; hay việc sử dụng chatbot để chăm sóc khách hàng và hỗ trợ kịp thời cũng là yếu tố giúp người dùng mua hàng trực tuyến đạt được sự hài lòng. 

    Sự nâng cấp, thay đổi để theo kịp nhu cầu của con người là yêu cầu bắt buộc của bất kỳ lĩnh vực nào. Mua sắm trực tuyến đang là xu hướng mới của người tiêu dùng được dự báo sẽ thống trị thị trường giải trí đa phương tiện trong hiện tại và tương lai.

    Xu hướng hành vi mua sắm cuối năm 2024

    Cuối năm là thời điểm quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực như bán lẻ, thương mại điện tử, du lịch, và giải trí. Năm 2024, bên cạnh mua sắm trực tuyến thì xu hướng hành vi mua sắm của người tiêu dùng tiếp tục bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như sự phát triển công nghệ, đổi mới trong giao dịch trực tuyến, và thái độ của người tiêu dùng trong chi tiêu mua sắm:

    • Tiêu dùng xanh, bền vững 

    Nhu cầu của người tiêu dùng Việt Nam đã có nhiều chuyển biến rõ rệt khi 80% người tiêu dùng sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm có cam kết xanh và sạch, sản xuất từ những nguyên liệu thân thiện với môi trường. Do đó, năm 2024, thị trường các sản phẩm xanh như rau củ quả hữu cơ, đồ ăn chay, bảo quản sinh học, năng lượng tái tạo... sẽ có nhiều cơ hội phát triển và thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng.

    • Hoạt động mua sắm phát trực tiếp tương tác theo thời gian thực 

    Hoạt động phát trực tiếp (livestream) trên các nền tảng mạng xã hội từ Facebook, Instagram đến TikTok đều thu về kết quả tích cực với số lượng đơn hàng và doanh thu khủng. So với việc mua hàng bằng hình ảnh, mua hàng trực tiếp theo thời gian thực khiến khách hàng cảm thấy tin tưởng và thích thú hơn với nhiều khuyến mãi độc quyền chỉ có trong phiên livestream. 

    • Cá nhân hóa trải nghiệm người dùng

    Người tiêu dùng ngày càng chú trọng đến trải nghiệm mua sắm và dịch vụ chất lượng hơn. Điều này không chỉ bao gồm các đề xuất sản phẩm phù hợp với sở thích và hành vi mua sắm trước đó, mà còn là việc doanh nghiệp tương tác với khách hàng theo cách khiến họ cảm thấy được trân trọng và quan tâm. Các doanh nghiệp phải đổi mới để cung cấp trải nghiệm tốt hơn thông qua việc tối ưu hóa quy trình mua sắm, tương tác trực tiếp với khách hàng và tạo ra những trải nghiệm độc đáo từ online đến offline.

    • Influencer Marketing

    Xu hướng sử dụng KOL, KOC để quảng cáo sản phẩm đã không còn xa lạ gì với người tiêu dùng. Trong năm 2024, vẫn là thời kỳ phát triển đỉnh cao của hoạt động này với những mục đích giúp thương hiệu: Tạo niềm tin và gia tăng nhận thức về dịch vụ, sản phẩm, Gắn kết cảm xúc giữa thương hiệu và người tiêu dùng và tạo ra nhiều tương tác từ đó chuyển đổi từ người xem thành khách hàng dễ dàng hơn. 

    • Chương trình khuyến mãi, kích cầu tiêu dùng

    Cuối năm là giai đoạn cao điểm của các chương trình giảm giá, Black Friday, Cyber Monday, v.v. Doanh nghiệp có thể thu hút khách hàng bằng các chương trình độc quyền như cung cấp mã giảm giá dành cho khách hàng trung thành hoặc phát hành các sản phẩm giới hạn.

    Các chương trình khuyến mãi và giảm giá không chỉ giới hạn trong các dịp lễ lớn mà còn kéo dài suốt chuỗi ngày lễ và kỳ nghỉ. Người tiêu dùng có thể mong đợi những cơ hội tiết kiệm không chỉ tại một thời điểm cụ thể, mà liên quan đến nhiều sự kiện trong khoảng thời gian ngắn.

    Bạn nghĩ gì về danh sách các xu hướng gần đây trong hành vi của người tiêu dùng trong dịp cuối năm 2024? Có thể còn nhiều vấn đề hơn nữa, tất cả điều này cho chúng ta ý tưởng rõ ràng về cách mọi người mua sắm cũng như sự thay đổi nhanh chóng của thị trường theo hướng ngày càng khốc liệt.

     

    Doanh nghiệp cần làm gì để đón đầu xu hướng kinh doanh 2025?

    Một trong những yếu tố quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ là hành vi mua sắm trực tuyến tiếp tục chiếm lĩnh vị trí chủ đạo nhờ tính tiện lợi và sự dễ dàng trong việc tiếp cận đa dạng sản phẩm. Người tiêu dùng kỹ thuật số ngày càng sẵn sàng đầu tư vào các sản phẩm và dịch vụ có thể giải quyết được vấn đề của họ và giúp họ tiết kiệm thời gian và công sức, ngay cả khi họ phải trả nhiều tiền hơn để làm như vậy.

    Một đặc điểm chung khác của nhiều xu hướng này là sự tập trung vào trải nghiệm của khách hàng. Khi người tiêu dùng ngày càng chuyển sang các kênh kỹ thuật số để tìm kiếm và mua sắm, các thương hiệu phải đảm bảo trải nghiệm kỹ thuật số của họ ngang bằng và vượt trội hơn với những gì mà khách sẽ nhận được trong một cửa hàng bán lẻ truyền thống cũng như là so với các đối thủ cạnh tranh.

    Sự gia tăng của trải nghiệm mua sắm trực tuyến có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí mặt bằng khi không cần phải đầu tư vào quá nhiều chi nhánh bán lẻ và có thể dùng số tiền đó tập trung nhiều hơn vào các kênh truyền thông media, giúp sản phẩm tiếp cận được đến đa dạng tệp khách hàng ở phạm vi rộng hơn.

    Có thể thấy bên cạnh việc liên lạc, thì phần lớn người tiêu người sử dụng internet để truy cập website và mua sắm

    Mùa mua sắm cuối năm 2024 sẽ là cơ hội lớn để các doanh nghiệp bứt phá doanh thu nếu có sự chuẩn bị đúng đắn và nhạy bén với xu hướng tiêu dùng. Việc tối ưu hóa trải nghiệm đa kênh, cá nhân hóa trải nghiệm người dùng, và cung cấp các giải pháp linh hoạt sẽ là những chiến lược quan trọng. Doanh nghiệp cần theo dõi sát sao hành vi người tiêu dùng và cập nhật nhanh chóng các xu hướng mới để tối ưu hóa chiến lược sản phẩm và tiếp thị, từ đó tạo sự khác biệt và thu hút khách hàng trong mùa mua sắm đầy cạnh tranh này.

    Và nếu hỏi đâu là một trong những kênh truyền thông và kinh doanh trực tuyến hiệu quả thì ta không thể bỏ qua Website. Là công cụ tất yếu không thể thiếu trong quá trình phát triển và kinh doanh trực tuyến của mỗi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp, cửa hàng, cá nhân có thể sở hữu nhiều website, ứng với mỗi dịch vụ hay sản phẩm khác nhau, để mở rộng thị trường rộng lớn hơn đem đến cho doanh nghiệp những giá trị sử dụng thích hợp nhất. Không những thế, một website đẹp cũng giúp tạo ấn tượng tốt với khách hàng, góp phần thúc đẩy khách hàng dễ dàng quyết định hơn trong việc mua sắm sản phẩm của doanh nghiệp!

    Tuy nhiên, nếu không có sự chuẩn bị tốt thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc giữ chân khách hàng, và khách hàng sẽ dần chuyển thành khách hàng của các đối thủ cạnh tranh. Do đó, doanh nghiệp cần phải triển khai và đầu tư cho website của mình càng sớm càng tốt, vì không phải một website sau khi được thiết kế hoàn thiện là có thể chuyển đổi thành doanh thu ngay mà còn cần phải trải qua quá trình đăng tải sản phẩm, cập nhật nội dung, tối ưu SEO,... từ đó mới có thể dễ dàng hiển thị trên top đầu tìm kiếm của khách hàng. Và website cũng là bước đà vững chắc để doanh nghiệp bức phá trong năm 2025 được dự đoán sẽ cực kỳ cạnh tranh ở tất cả lĩnh vực.

    Lời kết

    Qua bài viết này, hy vọng bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về xu hướng hành vi của người tiêu dùng trong giai đoạn cuối năm 2024 và đầu 2025 cũng như là doanh nghiệp nên làm gì trong giai đoạn này để có thể tạo đà bước vào năm mới đầy cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu làm website chuyên nghiệp, thiết kế đẹp mắt và chuẩn SEO giúp tăng trưởng doanh thu thật hãy liên hệ ngay đến Sota Group để được tư vấn hoàn toàn MIỄN PHÍ.

    5/5 - (10 bình chọn)