Kiến thức

logo sota
Kỹ thuật: 028 6279 8839
Kế toán: 096 2630 824
Chiến lược thương hiệu: Trước khi tiến hành Brand hãy đầu tư vào điều này trước
29-06-2023
|
Admin
|
Lượt xem: 1431
Một sai lầm thường thấy ở các doanh nghiệp hay với những người làm marketing đó là đầu tư rất nhiều nguồn lực vào hoạt động xây dựng nhận diện thương hiệu (Branding, social) trong khi chưa chuẩn bị những nền tảng căn bản nhất cần có.
 
Nội dung

    Những hình ảnh đẹp hay đồ hoạ bắt mắt về bản chất sẽ không có ý nghĩa gì nếu khách hàng mục tiêu không hiểu được ý nghĩa thực sự đằng sau của nó là gì, hay nếu thương hiệu của bạn tập trung vào Gen Z, điều này lại càng thất bại hơn.

    Mặc dù bạn có thể tạo ra những logo đẹp, những bảng màu hấp dẫn người xem, tuy nhiên, cũng sẽ không mang lại cho thương hiệu giá trị gì nếu người dùng mục tiêu không thể “thấy” hay cảm nhận được những giá trị mà thương hiệu cung cấp, hay các thông điệp của thương hiệu không thể giúp cộng hưởng giá trị của thương hiệu tới người dùng.

    Chiến lược thương hiệu (Brand).

    Ở cấp độ cao nhất và cũng là nền tảng quan trọng nhất của bất cứ thương hiệu nào là có một chiến lược thương hiệu hoàn chỉnh bao gồm các nội dung sau: 

     

    Các đề xuất giá trị riêng biệt: 

    Trong bối cảnh thị trường đầy sự cạnh tranh, đề xuất giá trị là chưa đủ mà giá trị đó khác biệt với đối thủ như thế nào và có lợi cho khách hàng mục tiêu ra sao.

     

    Tầm nhìn và Sứ mệnh của thương hiệu: 

    Đây là một trong những điều mạnh mẽ nhất mà thương hiệu có thể truyển tải đến khách hàng, nó chính là lý do hay mục đích thương hiệu được ra đời và tồn tại.

    Giá trị cốt lõi: 

    Thương hiệu của bạn đại diện cho điều gì và không đại diện cho điều gì? Khi bạn có các giá trị thương hiệu của riêng mình, tất cả các quyết định còn lại của thương hiệu hay doanh nghiệp – từ Marketing, trải nghiệm khách hàng đến bộ phận tuyển dụng đều phải được kết nối lẫn nhau.

     

    Câu chuyện thương hiệu: 

    Kể chuyện thương hiệu từ lâu đã là một trong những cách thức xây dựng thương hiệu mà các thương hiệu lớn như Apple hay Starbucks theo đuổi. Để kể chuyện, bạn cần có các câu chuyện hấp dẫn.

     

    Tính cách thương hiệu: 

    Tính cách thương hiệu hay Brand Personality xác định hay định hình cách mà thương hiệu muốn khách hàng nghĩ về mình khi được nhắc đến.

     

    Tóm lại: nhận diện thương hiệu nên là hành động đến sau, khi mà thương hiệu đã hoàn thiện các nền tảng căn bản khác của thương hiệu.

    Xây dựng một bộ nhận diện thương hiệu trực quan tốt có thể giúp cho hoạt động marketing trở nên thuận lợi và cộng hưởng hơn, nhưng nếu không có thông điệp thương hiệu hay các giá trị khác của thương hiệu, khách hàng sẽ khó có thể chấp nhận thương hiệu.

     

     

     

     

    5/5 - (0 bình chọn)