Tài nguyên

logo sota
Kỹ thuật: 028 6279 8839
Kế toán: 096 2630 824
Website Đăng Ký Bộ Công Thương - SOTA GROUP
SOTA Marketing
88 lượt xem
    Nội dung

      Website Đăng Ký Bộ Công Thương - Những Điều Bạn Cần Biết

       

      Việc sở hữu một website không chỉ tạo nên lợi thế cạnh tranh mà còn là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp tồn tại và phát triển lâu dài. Đi cùng với vấn đề đó, Website Đăng Ký Bộ Công Thương hiện nay đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ các cá nhân, doanh nghiệp bởi đây không chỉ là một quy định pháp lý mà còn mang lại rất nhiều lợi ích quan trọng cho doanh nghiệp và cá nhân trong hoạt động thương mại điện tử. Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết website của công ty mình có cần thực hiện đăng ký hay không và quy trình đăng ký như thế nào. Hay những vấn đề có thể xảy ra khi không Đăng Ký Website Với Bộ Công Thương? Hãy cùng SOTA tìm hiểu những vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

       

      Vậy website đăng ký bộ công thương là gì?

       

      Là quá trình mà các doanh nghiệp cần thực hiện để thông báo và xác nhận thông tin về website của mình với cơ quan quản lý nhà nước, ở đây là Bộ Công Thương. Bao gồm việc thông báo hoặc đăng ký với cơ quan này cho tất cả các website hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử. 

      Website đăng ký bộ công thương là gì?

      Website đăng ký bộ công thương là gì?

       

      Theo nghị định số 52/2013/NĐ-CP và các thông tư điều chỉnh liên quan. Quy trình đăng ký website với bộ công thương bao gồm việc cung cấp thông tin chi tiết về doanh nghiệp, nội dung website, cũng như các sản phẩm hoặc dịch vụ mà cá nhân, doanh nghiệp cung cấp. Mục đích chính việc đăng ký này là nhằm đảm bảo rằng các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động hợp pháp, tuân thủ các quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.

       

      Website đăng ký với bộ công thương quan trọng như thế nào?

       

      • Thể hiện được cá nhân, doanh nghiệp đang kinh doanh hợp pháp, có tuân thủ theo các quy định của pháp luật.

      • Giúp doanh nghiệp xây dựng thương hiệu mạnh mẽ hơn, tăng cường sự hiện diện trực tuyến trong lĩnh vực hoạt động.

      • Giúp cho người dùng truy cập đến website cảm thấy tin tưởng vào website đó hơn, bởi tất cả mọi thông tin của doanh nghiệp đều đã được xác thực và công khai.

      • Phân biệt giữa website chính chủ và những website rác, người dùng sẽ không sợ gặp phải những công ty giả mạo, công ty ma chuyên cung cấp các sản phẩm giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

      • Website không thông báo và đăng ký theo đúng quy định sẽ bị xử phạt hành chính, thậm chí website đó có thể bị cấm hoạt động vĩnh viễn.

       

      Những vấn đề có thể gặp phải khi không đăng ký website với bộ công thương.

       

      Những vấn đề có thể gặp phải khi không đăng ký website với bộ công thương
      Những vấn đề có thể gặp phải khi không đăng ký website với bộ công thương

       

      ♦ Vấn đề pháp lý

      Một trong những rủi ro lớn nhất khi không đăng ký website với bộ công thương là hậu quả pháp lý. Doanh nghiệp có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí bị đình chỉ hoạt động nếu bị phát hiện hoạt động thương mại điện tử khi không có giấy phép. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp mà còn gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính.

       

      ♦ Mất cơ hội kinh doanh

      Khi không đăng ký website cá nhân, doanh nghiệp có thể mất đi nhiều cơ hội kinh doanh và hợp tác. Nhiều khách hàng hiện nay ưu tiên lựa chọn các đối tác có giấy phép hoạt động rõ ràng. Nếu cá nhân, doanh nghiệp không thể chứng minh được tính hợp pháp của mình, họ có thể bị loại khỏi danh sách nhà cung cấp mà khách hàng lựa chọn.

       

      ♦ Quyền lợi cho người tiêu dùng không được đảm bảo

      Không đăng ký website cũng đồng nghĩa với việc cá nhân, doanh nghiệp không thể bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng. Khi xảy ra tranh chấp, khách hàng sẽ gặp khó khăn trong việc yêu cầu bồi thường hoặc giải quyết vấn đề nếu như doanh nghiệp không có thông tin rõ ràng và hợp pháp. Từ đó không chỉ gây thiệt hại cho khách hàng mà còn ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp.

       

      Mức phạt khi không đăng ký website với bộ công thương là bao nhiêu?

       

      Với sự phát triển ngày càng nhanh của thương mại điện tử thì số lượng website lừa đảo, chuyên cung cấp hàng nhái, hàng giả... cũng ngày một nhiều hơn. Điều này khiến cho các cơ quan chức năng khó khăn trong việc kiểm soát và bảo vệ người dân khi truy cập mua sắm tiêu dùng trên môi trường internet. Do đó, nếu chậm trễ, chần chừ trong việc đăng ký website với Bộ Công Thương thì doanh nghiệp sẽ bị phạt.

       

      Mức phạt khi không đăng ký website với bộ công thương

      Mức phạt khi không đăng ký website với bộ công thương

       

      • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 20.000.000 đồng đối hành vi không thông báo website thương mại điện tử bán hàng hoặc ứng dụng bán hàng với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định trước khi bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ đến người tiêu dùng.

       

      • Phạt tiền từ 20.000.000 đồng - 30.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hoặc ứng dụng dịch vụ thương mại điện tử với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

       

      Cũng tại điểm b, khoản 1, điều 3, Nghị định số 17/2022/NĐ-CP quy định mức phạt tiền đối với hành vi không đăng ký website với Bộ Công thương nêu trên áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt đối với tổ chức doanh nghiệp gấp 02 lần mức phạt đối với cá nhân.  Như vậy, mức phạt đối với hành vi không đăng ký website với Bộ Công thương tối đa lên tới 30.000.000 đồng đối với cá nhân và 60.000.000 đồng đối với tổ chức doanh nghiệp.

       

      Website đăng ký bộ công thương như thế nào?

       

      Những dạng website nào cần phải đăng ký với bộ công thương?

       

      Các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử: được thiết lập để hỗ trợ các thương nhân, tổ chức và cá nhân khác trong hoạt động thương mại. 

      • Sàn giao dịch thương mại điện tử: nơi người dùng có thể đăng tin rao vặt, mua bán hoặc tạo gian hàng trực tuyến

      Website đấu giá trực tuyến, cho phép tổ chức đấu giá hàng hóa.

      Website khuyến mại trực tuyến, dùng để thực hiện các chương trình khuyến mại.

       

      Quy trình đăng ký website với bộ công thương

       

      Quy trình đăng ký website với bộ công thương

      Quy trình đăng ký website với bộ công thương

       

      Bước 1: Đăng ký tài khoản trên website bộ công thương

       

      Để bắt đầu quy trình đăng ký cá nhân, doanh nghiệp cần truy cập vào website đăng ký của Bộ Công Thương và tạo một tài khoản. Công đoạn này rất đơn giản và nhanh chóng, chỉ cần cung cấp một số thông tin cơ bản như tên, địa chỉ email và số điện thoại liên lạc... khi hoàn thành điền thông tin, nhấn vào nút "Gửi đăng ký" để hoàn tất quá trình đăng ký tài khoản.

      Sau khi gửi thông tin tài khoản thành công, Bộ Công Thương sẽ duyệt thông tin đăng ký trong vòng 3 ngày làm việc và gửi lại email phản hồi về việc đã đăng ký thành công hay chưa.

      Nếu thông tin đăng ký đầy đủ thì cá nhân, doanh nghiệp sẽ được cấp một tài khoản đăng nhập hệ thống và tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo.

       

      Bước 2: Điền thông tin hồ sơ đăng ký website

       

      Sau khi tài khoản được kích hoạt cá nhân, doanh nghiệp cần đăng nhập vào hệ thống và điền thông tin hồ sơ đăng ký.

      • Thông tin về chủ sở hữu, hàng hóa/dịch vụ, giá cả, điều kiện giao dịch, vận chuyển, giao nhận và phương thức thanh toán.

      •  Nhập tên miền website và cung cấp thông tin về đơn vị cung cấp dịch vụ hosting.

      •  Tải lên hình ảnh scan của các tài liệu như giấy phép đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập (đối với tổ chức doanh nghiệp) hoặc căn cước công dân (đối với cá nhân).

      •  Ngoài ra cũng cần mô tả nội dung trang web và các sản phẩm hoặc dịch vụ mà mình cung cấp. Việc cung cấp thông tin chính xác và đầy đủ là rất quan trọng để hồ sơ được phê duyệt.

       

      Bước 3: Chờ xác nhận từ Bộ Công Thương

       

      Khi hồ sơ đã được nộp, doanh nghiệp sẽ phải chờ xác nhận từ Bộ Công Thương. Email thông báo kết quả đăng ký website sẽ được gửi trong vòng 3 ngày làm việc, tùy trường hợp có thể kéo dài đến vài tuần tùy thuộc vào khối lượng công việc tại cơ quan tiếp nhận.

      Trong trường hợp hồ sơ không được duyệt thì cá nhân, doanh nghiệp cần phải cung cấp hoặc chỉnh sửa lại thông tin theo yêu cầu.

      Khi hồ sơ đã được duyệt, một mã số đăng ký website sẽ được gửi đến thông qua email. Mã số này sẽ là bằng chứng cho thấy website đã được đăng ký hợp lệ với Bộ Công Thương. Cá nhân, doanh nghiệp cần lưu giữ mã số này để hiển thị lên website cũng như là sử dụng trong các hoạt động quảng bá và giao dịch về sau.

       

      Những lưu ý khi đăng ký website với bộ công thương

       

      Những lưu ý khi đăng ký website với bộ công thương

      Những lưu ý khi đăng ký website với bộ công thương

       

      ♦ Chuẩn bị hồ sơ phù hợp

      Trước khi nộp hồ sơ đăng ký website với bộ công thương, doanh nghiệp cần kiểm tra kỹ lưỡng thông tin mà mình đã cung cấp. Việc sai sót trong thông tin có thể dẫn đến việc hồ sơ bị từ chối hoặc kéo dài thời gian xử lý. Do đó, doanh nghiệp nên dành thời gian để rà soát và đảm bảo rằng mọi thông tin đều chính xác và đầy đủ.

       

      Ngoài ra tài liệu khi gửi đi cần chú ý các vấn đề như:

      • Tài liệu đính kèm có dung lượng không quá 2 MB

      • Tên của tài liệu không chứa các ký hiệu đặc biệt như *, $, #, %…

      • Đối với tài liệu ảnh, nên để ở định dạng “.gif” hoặc “.jpeg”

       

      ♦ Theo dõi trạng thái đăng ký

      Hồ sơ sau khi được gửi sẽ được chuyển sang trạng thái "Chờ Duyệt", do đó doanh nghiệp cần phải thường xuyên theo dõi trạng thái đơn đăng ký của mình trên hệ thống. Nếu có yêu cầu bổ sung thông tin hoặc sửa đổi, doanh nghiệp có thể kịp thời thực hiện để không làm chậm trễ quá trình xử lý. 

       

      ♦ Thực hiện đúng các bước được hướng dẫn

      Doanh nghiệp cần thực hiện đúng các bước được Bộ Công Thương hướng dẫn. Mỗi bước trong quy trình đăng ký đều có vai trò riêng và việc tuân thủ sẽ giúp hồ sơ sớm được phê duyệt. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào thì cá nhân, doanh nghiệp thực hiện đăng ký nên liên hệ ngay với bộ phận hỗ trợ của Bộ Công Thương để được tư vấn kịp thời.

       

      Tổng Kết

       

      Hy vọng rằng bài viết này đã cung cấp cho bạn đầy đủ những kiến thức cần thiết để có thể hiểu rõ về tầm quan trọng của website đăng ký bộ công thương cũng như là chi tiết về quá trình đăng ký. Nếu bạn gặp phải bất kỳ khó khăn nào trong quá trình đăng ký, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ và tư vấn nhanh chóng nhất.

       

      Quý khách cần hỗ trợ tư vấn có thể liên hệ đến với Sota Group qua các kênh sau:

      Hotline: 0939 857 111 

      Email: info@sotagroup.vn

      Website: https://sotagroup.vn/

       

      Chúc bạn thành công và hẹn gặp lại trong những bài viết hướng dẫn tiếp theo!